EXCEL – TỔNG HỢP CÁC HÀM TÍNH TOÁN THÔNG DỤNG

KIẾN THỨC TIN HỌC VĂN PHÒNG

1. HÀM LOGIC

Hàm AND

Với cú pháp: AND (Logical1, Logical2, ….)

– Các đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.

– Hàm trả về giá trị TRUE (1) nếu tất cả các đối số của nó là đúng, trả về giá trị FALSE (0) nếu một hay nhiều đối số của nó là sai.

 Chú ý

– Các đối số phải là giá trị logic hoặc mảng hay tham chiếu có chứa giá trị logic.
– Nếu đối số tham chiếu là giá trị text hoặc Null (rỗng) thì những giá trị đó bị bỏ qua.
– Nếu vùng tham chiếu không chứa giá trị logic thì hàm trả về lỗi #VALUE!

Ví dụ 1: Sử dụng hàm AND để biết các công thức sau đúng hay sai.

Công thức ô A6 là:=AND(A6=”Nguyễn Văn Đạt”, B6=”Nam”), sẽ trả về là TRUE

Hàm OR

Với cú pháp: OR (Logical1, Logical2…)

-Trong đó đối số: Logical1, Logical2… là các biểu thức điều kiện.

– Hàm OR sẽ trả về giá trị TRUE (1) nếu bất cứ một đối số nào của nó là đúng và trả về FALSE (0) nếu các đối số của nó sai.

Hàm NOT

Có cú pháp: NOT(Logical)

– Với đối số Logical là một giá trị hay một biểu thức logic

– Hàm NOT có chức năng đảo ngược giá trị của đối số. Hàm được sử dụng khi bạn muốn phủ định giá trị của đối số trong phép toán này

2. HÀM TOÁN HỌC

Hàm ABS

Là hàm trả về giá trị tuyệt đối của một số. Giá trị tuyệt đối của một số là số đó không có dấu
Cú pháp: ABS(number)

– Đối số number là một giá trị số, một tham chiếu hay một biểu thức.

Ví dụ: Công thức ô D9 là : =ABS(C9) và ta có ngay kết quả :

Hàm POWER

Hàm trả về kết quả của một số được nâng theo một lúy thừa
Với cú pháp: POWER(number, power)

– Tham số Number: Là một số thực bất kỳ

– Power: Là hàm mũ mà bạn muốn nâng số cơ sở lên theo lũy thừa

Hàm PRODUCT

Bạn có thể sử dụng hàm PRODUCT thay cho toán tử nhân * để tính tích của một dãy.
Cú pháp: PRODUCT(number1, number2…)

– Trong đó tham số: Number1 là số thứ nhất mà bạn muốn nhân
                             Number2 là các số hoặc phạm vi bổ sung mà bạn muốn nhân, tối đa là 255 đối số

Chú ý

Nếu đối sốmảng hoặc tham chiếu thì chỉ có các số trong mảng hoặc tham chiếu mới được nhân

Ví dụ: Tính tích từng cột trong bảng dữ liệu sau:

Hàm MOD

Là hàm trả về số dư sau khi chia một số cho ước số, kết quả cùng dấu với ước số

Cú pháp: MOD(number, divisor)

– Các đối số :Number là số bị chia
                   Divisor là số chia

Chú ý

Nếu ước số là 0 thì hàm MOD sẽ trả về giá trị lỗi #DIV/0!
Hàm MOD có thể được biểu đạt bằng các số hạng của hàm INT: MOD(n, d) = n – d*INT(n/d)

Hàm ROUNDUP

Hàm này giúp làm tròn một số tiến tới 0

Cú pháp:  ROUDUP(Number, Num_digits)

– Các tham số: Number: Là một số thực mà bạn muốn làm tròn lên.
                       Number_digits: là số chữ số mà bạn muốn làm tròn số tới đó

Chú ý

Nếu Num_digits > 0 sẽ làm tròn phần thập phân đã xác định
Nếu Num_digits = 0 sẽ làm tròn lên số tự nhiên gần nhất
Nếu Num_digits < 0 sẽ làm tròn về phía bên trái của dấu thập phân

Hàm EVEN

Là hàm trả về số được làm tròn lên đến số nguyên chẵn gần nhất

Với cú pháp: EVEN(Number)

-Trong đó tham số number là giá trị cần làm tròn

Chú ý

Nếu Number không phải là kiểu số thì hàm trả về lỗi #VALUE!

Hàm ODD

Hàm này có chức năng làm tròn lên thành số nguyên lẻ gần nhất

Cú pháp: ODD(Number)

-Tham số: Number là số mà bạn muốn làm tròn

Hàm ROUNDDOWN

Hàm này giúp bạn làm tròn xuống một số

Cú pháp: ROUNDDOWN(number, num_digits)

-Các tham số:

Number là số thực mà bạn muốn làm tròn
Num_digits là số chữ số mà bạn muốn làm tròn tới đó

3. HÀM TÍNH TỔNG

Hàm SUM

Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn.
Cú pháp: SUM(Number1, Number2…)
Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.

Hàm SUMIF

Tính tổng của các ô được chỉ định bởi những tiêu chuẩn đưa vào.
Cú pháp: SUMIF(Range, Criteria, Sum_range)

Các tham số:
– Range: Là dãy mà bạn muốn xác định.
– Criteria: các tiêu chuẩn mà muốn tính tổng. Tiêu chuẩn này có thể là số, biểu thức hoặc chuỗi.
– Sum_range: Là các ô thực sự cần tính tổng.

4. HÀM TÍNH GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH

Hàm AVERAGE

Trả về gi trị trung bình của các đối số.
Cú pháp: AVERAGE(number1, number2…)

Các tham số: number1, number2 … là các số cần tính giá trị trung bình.

Ví dụ:

Công thức E6=AVERAGE(C6:D6)

Hàm SUMPRODUCT

Lấy tích của các dãy đưa vào, sau đó tính tổng của các tích đó
Cú pháp: SUMPRODUCT(Array1, Array2, Array3…)

Các tham số: Array1, Array2, Array3… là các dãy ô mà bạn muốn nhân sau đó tính tổng các tích.

Chú ý

Các đối số trong các dãy phải cùng chiều. Nếu không hàm sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE

5. HÀM TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT VÀ NHỎ NHẤT

Hàm MAX

Trả về số lớn nhất trong dãy được nhập.
Cú pháp: MAX-(Number1, Number2…)
Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị lớn nhất ở trong đó

Hàm LAGRE

Tìm số lớn thứ k trong một dãy được nhập.
Cú pháp: LARGE(Array, k)
Các tham số: Array: Là một mảng hoặc một vùng dữ liệu.
                    k: Là thứ hạng của số bạn muốn tìm kể từ số lớn nhất trong dãy.

Hàm MIN

Trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào.
Cú pháp: MIN(Number1,Number2…)                                                                                                                                                

Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất ở trong đó.

Hàm SMALL

Tìm số nhỏ thứ k trong một dãy được nhập vào.
Cú pháp: SMALL(Array, k)
Các tham số: Array: Là một mảng hoặc một vùng của dữ liệu.
                    k: Là thứ hạng của số mà bạn muốn tìm kể từ số nhỏ nhất trong dãy

6.HÀM ĐẾM DỮ LIỆU

Hàm COUNT

Hàm này dùng để đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy
Cú pháp: COUNT(Value1, Value2, …)

Với các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.

Hàm COUNTA

Đếm tất cả các ô chứa dữ liệu.
Cú pháp: COUNTA(Value1, Value2, …)

Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.

Hàm COUNTIF

Hàm này có chức năng đếm các ô chứa giá trị số theo một điều kiện cho trước.
Cú pháp: COUNTIF(Range, Criteria)

Các tham số:
– Range: Dãy dữ liệu mà bạn muốn đếm.
– Criteria: Là tiêu chuẩn cho các ô được đếm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *